Lịch sử Trường_Đại_học_Vinh

  • Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Cơ sở đầu tiên của Nhà trường được đóng tại khu vực Nhà dòng (do Giáo hội Công giáo quản lý nhưng sau đó bị nhà nước trưng thu) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ. Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Vị Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường là Giáo sư Nguyễn Thúc Hào. Đây cũng là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của Đại học Vinh về sau này.
  • Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg [5] ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
  • Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Với phương châm: "Nuôi dưỡng say mê - Khuyến khích sáng tạo - Tôn trọng khác biệt - Thúc đẩy hợp tác", trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, từ 17 cán bộ giảng dạy và một số cán bộ hành chính đầu tiên, đến nay Trường có 1.046 cán bộ, viên chức (trong đó có 731 cán bộ giảng dạy), 56 giảng viên cao cấp, 4 giáo sư, 59 phó giáo sư, 256 tiến sĩ, 504 thạc sĩ. Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay của Nhà trường đáp ứng và vượt mức bình quân chung của cả nước.
  • Về cơ sở vật chất, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, Trường Đại học Vinh hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập.
  • Với những kết quả toàn diện trong 60 năm xây dựng và phát triển, tập thể Nhà trường, các đơn vị và cá nhân trong Trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2009, năm 2014), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1992, năm 2019), Huân chương Lao động hạng Ba của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2019), Huân chương Hữu nghị của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2009, năm 2011 và năm 2017) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
  • Với bề dày truyền thống 60 năm, Nhà trường luôn lấy chất lượng đào tạo giáo viên, chất lượng của một trường sư phạm mẫu mực làm động lực cho sự phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XXXI đã xác định phương hướng phát triển của Nhà trường trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: "Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; xây dựng Trường Đại học Vinh thành trường đại học trọng điểm, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học ASEAN".
  • Hiện nay, Nhà trường đang đổi mới căn bản công tác tổ chức và quản lý Nhà trường; đẩy mạnh tái cấu trúc, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động; triển khai xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Vinh giai đoạn 2018 - 2025; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động đào tạo; tổ chức triển khai xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học chính quy tiếp cận CDIO; phối hợp để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình đào tạo; nâng cao chất lượng công tác thực hành, thí nghiệm, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, học viên; thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"; hướng tới tự chủ đại học.

Tên gọi

  • 1959 – 1962: Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Vinh
  • 1962 – 2001: Trường Đại học Sư phạm Vinh
  • 2001 đến nay: Trường Đại học Vinh

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai